Kem chống nắng bao gồm rất nhiều loại khác nhau như: Kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng vật lý lai hóa học. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong đó thoạt nghe nhiều người rất sợ và không dám sử dụng kem chống nắng hóa học bởi lo lắng chúng sẽ gây hại cho da.
Để giúp bạn hiểu hơn về loại kem chống nắng này, dưới đây hãy cùng Nam Khang tìm hiểu chi tiết nhé!
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hóa học có chứa các thành phần hữu cơ dựa trên carbon để hấp thụ tia UV. Kem chống nắng bảo vệ da toàn diện bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Các thành phần hóa học đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA hiện tại chấp thuận sử dụng trong sản phẩm chống nắng.
Ưu, nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, hạn chế tình trạng nhờn rít nên rất dễ dàng sử dụng, ít gây bít tắc lỗ chân lông. Chúng không gây vệt trắng trên da nhưng cần thường xuyên thoa lại sau khoảng vài tiếng để nâng cao hiệu quả chống nắng.
Tuy nhiên, loại kem này được thiết kế với nhiều chỉ số SPF, đặc biệt kem chống nắng hóa học có khả năng kháng nước, thích hợp với nhiều loại da khác nhau, ngay cả da mụn, da dầu, nhóm da thuộc dạng khó chăm sóc. Ngoài ra khi trang điểm, kem chống nắng hóa học được coi như một lớp lót trang điểm dễ thẩm thấu vào da.
Nhưng đối với da nhạy cảm lại có thể gây kích ứng và cần thời gian hấp thụ vào da lâu hơn, khoảng 15-20 phút trước khi ra ngoài.
Thành phần của kem chống nắng hóa học
Dù khi nghe cụm từ “hóa học”, nhiều chị em thường cảm thấy e dè về độ an toàn của sản phẩm, thế nhưng thực tế các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường đều có sử dụng các hoạt chất hóa học giúp tăng cường hiệu quả sử dụng. Kem chống nắng hóa học có chứa các bộ lọc UV bao gồm:
Oxybenzone
Đây là một thành phần chống nắng phổ biến, đặc biệt được ưa chuộng trong gia công mỹ phẩm hiện nay. Oxybenzone hiện hữu là một chất thể rắn màu vàng có khả năng hòa tan trong các dung dịch dung môi hữu cơ.
Chúng có thể chống lại cả tia UVA và UVB, oxybenzone đã được FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận thành phần an toàn, giúp bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím. Oxybenzone hoạt động bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ tia UV.
Avobenzone
Tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng hoặc vàng, có thể tan trong dầu. Avobenzone lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1973 và được FDA chấp nhận cho vào mỹ phẩm vào 1998. Thành phần này có khả năng hấp thụ các tia UVA – tia cực tím gây lão hóa da.
Avobenzone hấp thụ các tia cực tím và biến đổi chúng thành nhiệt, chuyển hóa chúng thành các thành phần ánh sáng ít có khả năng gây hại cho da hơn. Tuy nhiên thời gian sử dụng càng lâu, hiệu quả chống nắng của Avobenzone càng suy giảm. Vì vậy để giúp chúng ổn định hơn, các chuyên gia thường lựa chọn kết hợp cùng các nguyên liệu khác.
Octisalate
Octisalate gần giống với Avobenzone tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên công dụng của chúng là chống lại ảnh hưởng xấu từ tia UVB. Theo nghiên cứu của EWG, chất này có khả năng tăng cường thẩm thấu qua da.
Công dụng chính của Octisalate là chống viêm, loại bỏ dầu thừa, rất thích hợp cho làn da nhạy cảm, hay gặp vấn đề về mụn. Octisalate có đặc điểm không tan trong dầu, không tan trong nước nên không sợ da đổ mồ hôi gây vệt trắng.
Octocrylene
Octocrylene là một dẫn xuất của Benzophenone, có khả năng trung hòa và hạn chế tối đa các tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Đây là thành phần chống nắng tương đối bền nên có khả năng nâng cao hiệu quả phủ da, làm tăng hydrat hóa tế bào.
Ngoài ra Octocrylene còn được coi như là một chất nhũ hoá, duy trì sự ổn định giúp cấp ẩm, tạo thành “hàng rào” bảo vệ cho làn da. Đồng thời ngăn chặn việc gây khô da.
Homosalate
Thành phần phổ biến không kém khác là Homosalate, có hiệu quả trong việc ngăn chặn tia tử ngoại. Homosalate có kết cấu mỏng, nhẹ, dễ thẩm thấu vào da và chống nắng vượt trội. Hoạt động bằng cách hấp thụ tia UV, chuyển hóa chúng thành dạng năng lượng có ảnh hưởng thấp hơn để hạn chế tác động xấu đến da, dễ thoa lên da, không để lại các vệt trắng màu.
Octinoxate
Bộ lọc UV cuối cùng của kem chống nắng hóa học là Octinoxate. Octinoxate là thành phần quen thuộc của mỹ phẩm với khả năng chống nắng quang phổ rộng, ngăn chặn tình trạng lão hóa da sớm và cháy nắng.
Đồng thời, chúng còn làm giảm các tổn thương do tia UV gây ra trên da. Hầu như các loại kem chống nắng hóa học từ bình dân đến cao cấp trên thị trường đều sử dụng thành phần này giúp giảm tác động xấu của ánh nắng mặt trời trên da. Tuy nhiên khuyến cáo rằng bạn chỉ nên sử dụng chúng trong một khoảng thời gian nhất định vì có thể làm gia tăng hàm lượng sắc tố melanin.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng hóa học
Khi lựa chọn kem chống nắng hóa học, bạn cần lưu ý về các chỉ số chống nắng như SPF, PA, 50, 30, +++,…
- SPF: Viết tắt của Sun Protection Factor, là định mức đo lường khả năng chống lại các tia UVB trong tia cực tím, biểu thị bằng các số như 15, 30, 50, cao nhất là 100. 1 SPF có thể bảo vệ da trong khoảng 10 phút, vậy tương đương thời gian bảo vệ lâu nhất là 1000 phút
- PA (Protection Grade Of UVA): Gần giống với SPF, PA biểu thị của khả năng chống nắng khỏi tia UVA, đi kèm với +,++,+++,… trong đó PA++++ có khả năng cao nhất, lên đến 95%.
Tiếp theo đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng trong bước cuối cùng của quá trình chăm sóc da, sau bước dưỡng ẩm và trước khi trang điểm. 15 phút là thời gian phù hợp sau khi bôi kem cấp ẩm để các thành phần không loại trừ lẫn nhau.
Sử dụng kem chống nắng đều đặn, ngay cả khi trong văn phòng, trời mưa do tia cực tím có thể xuyên qua lớp vải, mây và cửa kính làm tổn hại đến da. Bạn không chỉ nên thoa kem ở mặt mà cả vùng cổ, da chân và body.
Một lưu ý đặc biệt khác là các sản phẩm kem chống nắng hóa học cho mặt và body cần được áp dụng riêng biệt, mặt cho mặt và body cho body để tránh bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, phát ban.
Những loại kem chống nắng hóa học tốt được gia công bởi Nam Khang
Kem chống nắng hóa học nhìn chung là sản phẩm phổ biến trên thị trường, được rất nhiều đơn vị mỹ phẩm gia công, thế nhưng điểm thu hút khách hàng giữa hàng loạt thương hiệu là thành phần, bao bì, chất kem và quan trọng nhất là hiệu quả mà nó đem lại cho làn da.
Nhà máy Nam Khang với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, chúng tôi tự tin sẽ đem lại những sản phẩm có nguồn nguyên liệu sáng tạo, an toàn, lành tính từ thiên nhiên, đạt hiệu quả bảo vệ da tối ưu.
Các loại kem chống nắng hóa học thông thường bao gồm một số hoạt chất như oxybenzone, octocrylene, SunCat MTA, chiết xuất cúc la mã, chiết xuất lô hội, chiết xuất trà xanh, niacinamide, hyaluronic acid,… Ngoài ra dựa vào mong muốn của bên gia công, Nam Khang sẽ nghiên cứu thêm các thành phần độc quyền, giúp sản phẩm của bạn trở nên hoàn hảo nhất.
Ví dụ như với kem chống nắng hóa học cho da dầu mụn, với loại này cần có thành phần kiềm dầu nhưng không có tác động quá mạnh để tránh ảnh hưởng tới vùng da mọc mụn, dễ bị tổn thương.
Liên hệ ngay hotline 0888.872.626 để được tư vấn gia công mỹ phẩm trọn gói từ những chuyên gia hàng đầu.
Reviews
There are no reviews yet.